Như lệ thường, nhà nhà đều du xuân đầu năm cầu bình an – sung túc – tài lộc vẹn tròn. Người đi lễ chùa, kẻ đi du xuân chợ quê 3 miền. Vậy bạn có biết 3 phiên chợ du xuân nhất định phải ghé qua năm Tân Sửu là ở đâu? Hãy để Ecohost bật mí cho các bạn.
Chợ Viềng Nam Định – 1 trong 3 phiên chợ Du xuân nhất định phải xem
Phiên chợ này nổi tiếng khắp xa gần bởi người dân và khách thập phương tới đây để ‘’BÁN RỦI – MUA MAY’’. Nghe có vẻ lạ nhưng đi chợ du xuân đã thành thông lệ duy nhất 1 lần trong năm. Sự kiện khai hội từ đêm mùng 7 đến mùng 8 tháng Giêng. Từ mồng 6 chợ đã đón lượng khách lớn đến sớm để gặp gỡ, giao thương tinh hoa sản vật.
Dù chợ nổi tiếng nhưng hiếm người biết có 2 chợ Viềng: chợ Viềng Phủ ở Vụ Bản và chợ Viềng Chùa ở Nam Trực. Chợ Viềng Phủ được tổ chức ngay tại Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy nên ngoài việc đi chợ ‘’mua may’’, nhiều du khách cũng lễ chùa cúng bái cầu 1 năm mưa thuận gió hòa. Đa phần người du xuân tới đây rất si mê các gian hàng trưng bày đồ cổ, gian hàng đồ nông cụ. Bên cạnh đó là gian ẩm thực thành Nam với bánh cuốn làng Kênh, xíu páo, nem nắm, Phở xưa,…Ngoài ra, các gian trưng bày cây cối, đồ chơi trẻ em cũng không ít người ghé qua xem hàng.
Ngày nay, bên cạnh chợ Viềng, con dân thành Nam cũng rất thích thú với hội xuân MỘT THOÁNG THÀNH NAM ngay tại Bảo tàng Nam Định trên Ngô Quyền, thành phố Nam Định. Vị trí đắc địa và rất thuận tiện cho gia đình 3 thế hệ, gia đình có con nhỏ háo hức du xuân mà không cần chen chúc, xô đẩy. Du khách an nhàn ghé thăm gian hàng ẩm thực với bánh cuốn làng Kênh, Phở xưa Nam Định,… Và thong dong lạc bước trong vườn hoa địa lan hoặc thưởng lãm gian đồ cổ trứ danh thành Nam.
Chợ Âm Dương Bắc Ninh – 1 trong 3 phiên chợ Du xuân nhất định phải xem
Tổ tiên có truyền miệng thời xa xưa về vùng đất nơi xảy ra giao tranh nhiều người chết thương tâm. Hiện nay, vùng đất đó nằm trên địa phận làng Ó, xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Do hoàn cảnh lịch sử để lại, chợ mang một nét riêng có của nơi giao thoa giữa địa ngục với trần gian, giữa kẻ sống, người chết. Là nơi kết nối người sống và người chết gặp lại nhau sẽ tạo thuận lợi cho công việc và mùa màng bội thu.
Năm này qua năm khác đã tạo nên nét văn hóa điển hình không đâu có của vùng Kinh Bắc đậm tín ngưỡng dân gian hồn Việt. Là chợ đặc biệt trong năm nên người dân chỉ họp chợ duy nhất vào đêm mùng 4 rạng mùng 5 Tết Nguyên Đán (tức mùng 4, mùng 5 tháng Giêng âm Lịch).
Một điểm khác biệt nữa của chợ là không có lều quán, chỉ sử dụng đèn nến thắp sáng. Người nào cẩn thận đi chợ mang theo 1 con gà đen để làm vật tế thần. Hàng hóa không phải để mua may bán rủi như các chợ xuân khác. Người mua không mặc cả mà người bán cũng không đếm tiền và chỉ lặng lẽ thực hiện. Với quan niệm đi chợ để vui vẻ, dịp làm phúc, làm điều thiện người đã khuất để đường tâm linh thanh thản hơn. Sau khi tan chợ, nam thanh nữ tú sẽ gặp gỡ, giao lưu bằng khúc hát quan nọ Bắc Ninh đằm thắm, mặn mà.
Chợ Nổi Ngã Bảy Hậu Giang – 1 trong 3 phiên chợ Du xuân nhất định phải xem
Chợ họp rất sớm từ 2h sáng nhưng vô cùng tấp nập ngược xuôi của vùng đất Ngã Bảy – Hậu Giang. Chợ hình thành từ năm 1915 và vẫn tồn tại giao thương cho đến ngày nay. Gần Tết, xuồng ghe đông đúc nhộn nhịp như trảy hội. Người buôn kẻ bán lấy hàng và chở đi khắp nơi như Cà Mau, Sóc Trăng, Hồ Chí Minh,…
Hàng hóa ở chợ chủ yếu là nông sản miệt vườn như trái cây: xoài, cam, bưởi,…Bên cạnh, chợ còn có hoa kiểng, dừa khô,…Ngày nay, chính quyền địa phương tỉnh Hậu Giang đang có đề xuất khôi phục lại ‘’thời hoàng kim’’ của chợ Ngã Bảy khi đường vận tải biển đang thịnh hành và kinh tế trong giao thương.
Ecohost Việt Nam
Truly Home – Về Ecohost là về nhà